Theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chủ phương tiện tra cứu phạt nguội bằng cách đăng nhập app, chọn mục "Tra cứu cảnh báo" ngoài trang chủ sẽ có link dẫn đến phần tra cứu phạt nguội của Cục Đăng kiểm VN, làm theo hướng dẫn để tra cứu thông tin phương tiện.
Theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chủ phương tiện tra cứu phạt nguội bằng cách đăng nhập app, chọn mục "Tra cứu cảnh báo" ngoài trang chủ sẽ có link dẫn đến phần tra cứu phạt nguội của Cục Đăng kiểm VN, làm theo hướng dẫn để tra cứu thông tin phương tiện.
Nhắn tin cho Trung tâm tiếng Trung Lixin để được tư vấn khoá học tiếng Trung phù hợp nhất bạn nhé!
Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp HSK 2 (P1)
Mẫu câu giao tiếp hằng ngày trong tiếng Trung
Cách diễn đạt ngày tháng năm trong tiếng Trung
1. Phật giáo ngữ: Chỉ phương thức linh hoạt để chỉ dạy, làm cho hiểu rõ nghĩa thật của Phật pháp. ◇Duy Ma kinh 維摩經: “Dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sanh phân biệt giải thuyết, hiển kì phân minh” 以方便力, 為諸眾生分別解說, 顯示分明 (Pháp cung dưỡng phẩm 法供養品) Dùng sức phương tiện, vì chúng sinh phân biệt giảng giải, làm cho sáng tỏ rõ ràng. 2. Nhân tiện, lợi dụng, tùy cơ. 3. Tùy nghi làm, tiện nghi hành sự. 4. Tiện lợi. 5. Giúp đỡ hoặc cấp cho tiện lợi. 6. Cơ hội, thời cơ. 7. Thích hợp, thích nghi. 8. Dễ dàng, dung dị. ◇Ba Kim 巴金: “Na cá thì hậu khứ Nhật Bổn phi thường phương tiện, bất dụng bạn hộ chiếu, mãi thuyền phiếu ngận dong dị” 那個時候去日本非常方便, 不用辦護照, 買船票很容易 (Trường sanh tháp 長生塔) Thời đó đi Nhật Bổn hết sức dễ dàng, không cần làm hộ chiếu, mua vé tàu rất dễ. 9. Thoải mái, dễ chịu, thư thích. ◇Lão Xá 老舍: “Tha thuyết giá lưỡng thiên hữu điểm thương phong, tảng tử bất phương tiện” 她說這兩天有點傷風, 嗓子不方便 (Tứ thế đồng đường 四世同堂, Nhị bát 二八) Cô ta nói hai hôm nay hơi bị cảm cúm, cổ họng không được dễ chịu. 10. Sẵn tiền tài, giàu có, dư dật. ◇Tào Ngu 曹禺: “Hiện tại nhĩ thủ hạ phương tiện, tùy tiện quân cấp ngã thất khối bát khối đích hảo ma?” 現在你手下方便, 隨便勻給我七塊八塊的好麼 (Lôi vũ 雷雨, Đệ nhất mạc) Bây giờ ông trong tay sẵn tiền, nhân thể chia sẻ cho tôi bảy đồng tám đồng được không? 11. Mưu kế, mưu tính. 12. Phương pháp, phép thuật. 13. Bài tiết, đại tiện, tiểu tiện. ◇Tây du kí 西遊記: “Tha lưỡng cá phúc trung giảo thống, (...) na bà bà tức thủ lưỡng cá tịnh dũng lai, giáo tha lưỡng cá phương tiện” 他兩個腹中絞痛, (...) 那婆婆即取兩個凈桶來, 教他兩個方便 (Đệ ngũ thập tam hồi) Hai người trong bụng đau quặn, (...) bà già liền đi lấy hai cái thùng sạch lại, bảo hai người đi tiện vào đó.
Tiếng nhà Phật, chỉ đường hướng và sự dễ dàng trong việc giúp đỡ người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khi che chén khi thuốc thang, đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh « — Cái giúp đạt đến mục đích ( Moyen ) — Ngày nay còn có nghĩa là ích lợi.
Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Doanh nghiệp có thể tra cứu tên doanh nghiệp bằng các cách sau đây:
Cách 1: Tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp muốn tìm kiếm vào vào ô Tìm doanh nghiệp và bấm vào nút tiềm kiếm. Nếu không thấy hiển thị kết quả nào thì tên doanh nghiệp đó không bị trùng.
Cách 2: Tra cứu tên doanh nghiệp có bị trùng không bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Với việc kiểm tra bằng cách này sẽ đem lại kết quả chính xác nhất, kể cả việc bạn muốn kiểm tra tên viết tắt của doanh nghiệp mình.
Với cách kiểm tra này bạn cần có tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện tra cứu. Trường hợp chưa có bạn phải thực hiện đăng ký qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ theo đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Bước 2: Sau đó click chọn mục “Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến”.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh đã được tạo ở trước đó.
Bước 4: Truy cập vào mục “Đăng ký doanh nghiệp”.
Bước 5: Tick chọn mục “Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh”. Rồi nhấn chọn Tiếp theo.
Bước 6: Tick chọn mục “Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”. Rồi tiếp tục nhấn chọn Tiếp theo.
Bước 7: Bạn tiếp tục chọn loại hình doanh nghiệp kinh doanh phù hợp mà mình chuẩn bị đăng ký thành lập. Và chọn Tiếp theo.
Bước 8: Dò lại tất cả các thông tin vừa mới đăng ký xem đã chính xác hay chưa. Sau đó chọn Bắt đầu.
Bước 9: Lúc này bạn chọn mục “Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”
Bước 10: Tiến hành nhập tên công ty mình muốn thành lập vào 3 ô tương ứng và nhấn chọn “Kiểm tra trùng tên”.
Nếu mục thông báo hiển thị thông tin “Tên đã bị trùng không đăng ký được”. Trường hợp này bạn sẽ không đăng ký tên này được.
Nếu mục thông báo hiển thị thông tin “Tên không bị trùng”.Trường hợp này bạn có thể dùng tên này để đăng ký kinh doanh.
Căn cứ Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp. Theo đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Được viết là "Công ty trách nhiệm hữu hạn" hoặc "Công ty TNHH" đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Được viết là "Công ty cổ phần" hoặc "Công ty CP" đối với công ty cổ phần;
+ Được viết là "Công ty hợp doanh" hoặc "Công ty HD" đối với công ty hợp doanh;
+ Được viết là "Doanh nghiệp tư nhân", "DNTN" hoặc "Daonh nghiệp TN" đối với doanh nghiệp tư nhân;
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 thì những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định rõ tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.