Khó có thể tưởng tượng rằng một vùng biển rộng lớn như vậy lại gần như không có sự sống.
Khó có thể tưởng tượng rằng một vùng biển rộng lớn như vậy lại gần như không có sự sống.
Ngoài rác vũ trụ, có thể tìm thấy gì ở vùng "sa mạc" này? Không có nhiều thứ khác. Kể cả hệ sinh vật biển tại đây cũng rất kém đa dạng vì nhiều nguyên nhân.
Khoảng cách quá lớn tới những vùng đất xung quanh, các dòng chảy đại dương khiến vùng biển trung tâm bị cô lập, và mức tia cực tím quá cao là những lý do biến vùng biển này thành một hoang mạc giữa đại dương.
Diện tích quá lớn của khu vực cũng là rào cản cho những nhà nghiên cứu hải dương học. Với diện tích 37 triệu km vuông, vùng hải lưu này chiếm tới 10% diện tích đại dương, và rất khó để tìm hiểu những đặc điểm sinh học ở cả một vùng biển rộng lớn như vậy.
Vùng biển rộng lớn ở Nam Thái Bình Dương được ví như một hoang mạc vì có rất ít sinh vật tồn tại nơi đây. Ảnh: MPI Marine Microbiology.
Cuối năm 2015, nhóm nghiên cứu thuộc Viện hải dương học của Học viện Max Planck, Đức đã thực hiện chuyến đi kéo dài 7.000 km từ Chile tới New Zealand để tìm hiểu vùng biển này.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi thấy rằng lượng tế bào ở mặt biển Nam Thái Bình Dương thấp hơn khoảng 1/3 so với vòng hải lưu Đại Tây Dương. Có lẽ đây là vùng đại dương có lượng tế bào trên mặt biển thấp nhất", nhà vi sinh vật đại dương Bernhard Fuchs chia sẻ về nghiên cứu của nhóm.
Trong số các loại vi khuẩn mà nhóm thu nhận được, vi khuẩn AEGEAN-169 chiếm số lượng lớn và ở mặt nước rất nông, trong khi loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 500 m tại các vùng đại dương khác.
Dù là điểm xa đất liền nhất trên đại dương và được đánh giá là rất sạch, khu vực này giờ đây cũng có nhiều rác thải nhựa của con người. Ảnh: National Geographic.
"Đây có thể là sự tiến hoá để thích nghi với số lượng sinh vật quá ít và bức xạ cao tại bề mặt khu vực này", nhà vi sinh vật Greta Reintjes nhận xét.
Nhìn chung, khu vực vòng hải lưu Nam Thái Bình Dương thực sự là một "hoang mạc" giữa đại dương, bởi có quá ít sinh vật có thể sống ở đây. Chính những vi khuẩn cũng phải tiến hoá để thích nghi với môi trường này.
Bù lại, với rất ít dấu vết của con người, trừ những mảnh rác trở về từ vũ trụ, đây được coi như vùng biển sạch nhất trên Trái Đất.
Thứ bảy, 09/11/2024 16:37 (GMT+7)
(ĐCSVN) – Trong Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giúp bộ đội và người dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong chấp hành các quy định của pháp luật.
Hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền với những hình thức đa dạng, phong phú như: Thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hội thi tìm hiểu pháp luật; hội thi tìm hiểu pháp luật sân khấu hóa; trao đổi, tọa đàm kiến thức pháp luật; giới thiệu, trưng bày sách pháp luật; tổ chức ngày đọc sách pháp luật;... Cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa còn tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi về pháp luật cho các tàu cá tại các âu tàu, làng chài…; treo băng rôn, panô, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Các hình thức tuyên truyền phong phú trên quần đảo Trường Sa góp phần nâng cao trách nhiệm trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội gắn với xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật trong toàn Vùng và chính quyền, nhân dân; giúp phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc vi phạm kỷ luật, bảo đảm an toàn, xây dựng quần đảo Trường Sa “mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường”.
Một số hình ảnh về các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của quân, dân Trường Sa:
Các sinh viên châu Á du học ở Mỹ - Ảnh: GETTY IMAGES
Báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ vừa được công bố vào tháng 11-2023 cho thấy trong năm học 2022 - 2023, có 21.900 sinh viên Việt Nam đến Mỹ du học. Con số này tăng 5,7% so với năm học trước và tiếp tục đà tăng sau dịch COVID-19.
Tuy nhiên, số du học sinh Việt Nam đến Mỹ vẫn chưa bằng so với cột mốc trước đại dịch. Cũng theo báo cáo Open Doors vào năm học 2018 - 2019, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 24.392 người.
Trong giai đoạn tiếp theo cho đến năm học 2021 - 2022, số lượng sinh viên Việt Nam học ở Mỹ liên tục giảm do tác động của đại dịch. Năm học 2021 - 2022, chỉ còn 20.713 du học sinh Việt Nam học tập tại nước này.
Dù vậy, Việt Nam những năm qua vẫn là nước có du học sinh đến Mỹ nhiều nhất Đông Nam Á.
Chẳng hạn theo báo cáo Open Doors mới nhất trong năm học 2022 - 2023, Việt Nam vào top 5 nước có số sinh viên đến Mỹ nhiều nhất, chiếm 2% tổng số sinh viên quốc tế đến xứ cờ hoa.
Xếp trên trong top 5 lần lượt là các nước Trung Quốc (27%), Ấn Độ (25%), Hàn Quốc (4%) và Canada (3%).
Tại Úc, số liệu do cơ quan giáo dục nước này thống kê đến tháng 9-2023 cho thấy Việt Nam có 29.693 du học sinh đến Úc. Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số các quốc gia có sinh viên theo học ở Úc nhiều nhất.
Dẫn đầu số sinh viên quốc tế ở Úc là Trung Quốc và Ấn Độ, với lần lượt 159.485 và 122.391 du học sinh.
Trong top 10 nước có nhiều du học sinh đến Úc nhất, các nước Đông Nam Á góp mặt đến 4 đại diện. Ngoài Việt Nam còn có Philippines (hạng 5), Thái Lan (hạng 7) và Indonesia (hạng 10).
Tại Canada, du học sinh Việt Nam cũng nằm trong top dẫn đầu. Dữ liệu phân tích của Statista cho thấy trong năm 2022, Việt Nam xếp thứ 8 trong tổng số các quốc gia có nhiều du học sinh đến Canada nhất, với 16.130 người (2022).
Đến Canada du học nhiều nhất là Ấn Độ với 319.000 người. Du học sinh Philippines đến Canada xếp thứ 3 với 32.425 người.
Mỹ, Úc, Canada cũng là 3 thị trường du học nói tiếng Anh có đông sinh viên Việt Nam lựa chọn nhất. Còn các nước không nói tiếng Anh thì sao?
Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) thống kê đến tháng 4-2022, có 37.940 du học sinh Việt Nam đang học ở Hàn Quốc.
Như vậy, trong tổng số 166.869 sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc được thống kê, Việt Nam chiếm đến 22,7%.
Sinh viên Việt Nam đến Hàn theo học nhiều bậc học từ cao đẳng, đại học đến sau đại học, đặc biệt con số không nhỏ học tiếng Hàn.
Một thị trường châu Á khác cũng thu hút rất đông sinh viên Việt Nam là Nhật.
Thống kê của cơ quan giáo dục nước này cho thấy tính đến năm 2022, Việt Nam có đến 37.405 sinh viên quốc tế đang theo học ở đất nước mặt trời mọc. Tương tự ở Hàn Quốc, số lượng này bao gồm nhiều bậc học từ cao đẳng, đại học, sau đại học đến cả những chương trình học tiếng Nhật.
Việt Nam là nước có du học sinh đến Nhật đông thứ hai, chỉ sau Trung Quốc (103.882 người). Tiếp theo đó lần lượt là các nước Nepal (24.257 người), Hàn Quốc (13.701 người) và Indonesia (5.763 người).
Ở thị trường Trung Quốc, thống kê từ tháng 9-2021 đến tháng 9-2022 được Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra cho thấy có khoảng 27.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở nước này. Con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2018, thời điểm ghi nhận khoảng 11.000 sinh viên Việt Nam học tại Trung Quốc.
Trong khi đó, thị trường du học Đài Loan đón sinh viên quốc tế từ Việt Nam đông nhất.
Trung tâm Dữ liệu giáo dục Đài Loan phân tích đến cuối năm 2022, có hơn 23.700 người Việt học tập tại Đài Loan, bao gồm khoảng 7.000 người học các chương trình tiếng Trung, chương trình trao đổi và 16.000 người học các chương trình cấp bằng.
So với năm 2021, số du học sinh Việt Nam đến Đài Loan đã tăng đến 26%.