Kinh tế Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định không do nguyên nhân nào sau đây?
Kinh tế Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định không do nguyên nhân nào sau đây?
GNI và quy mô dân số của Việt Nam năm 2010 và năm 2021
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
GNI/người của Việt Nam năm 2021 tăng gấp bao nhiêu lần so với năm 2010?
Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó. Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp. Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn. Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.
Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.
Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.
Năm 2021, cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với năm 2020. 2 nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD là sắt thép với 13,1 triệu tấn, kim ngạch 11,8 tỷ USD tăng 32,9% về lượng nhưng tăng tới 124,3% về kim ngạch; nhóm hàng còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng với 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.
Trong khi đó điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí số 1 với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.
Chiều ngược lại, nhập khẩu có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 75,44 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2020.
Đáng chú ý, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt quy mô từ 100 tỷ USD trở lên (xuất khẩu đạt 50,83 tỷ USD).
Với quy mô kim ngạch đạt được trong năm 2021, nêu trong năm nay chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 12, ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD. Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 11 xuất siêu 1,26 tỷ USD, 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD.
Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.
Bên cạnh đó, việc khai thác các hiệp định thương mại tự do đạt kết quả khả quan, đăc biệt là hiệp định thương mại tự do với EU, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhờ đó, xuất siêu sang EU lần đầu tiên đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Dù vậy, với đặc thù nhập khẩu nhiều để phục vụ xuất khẩu, nhập siêu từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản tăng trong thời gian qua.
Kết thúc năm 2021, cả nước có 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).
Trước đó, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ có chất vấn: Nhiều ý kiến cho rằng GDP phản ánh được kích cỡ, quy mô của nền kinh tế nhưng không phản ánh được tính hài hòa của sự phát triển, không phản ánh hết những hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng, không chuẩn xác trong đánh giá mức sống, không phản ánh được sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước... Đặc biệt ở Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu gấp khoảng 2 lần GDP nhưng người hưởng lợi đa số là doanh nghiệp FDI vì chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu. Nên GDP phản ánh không sát thực lực nền kinh tế và thu nhập của người dân. Việc đánh giá kết quả và hoạch định chính sách rất cần đầy đủ thông tin nên nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá, đặc biệt là chỉ tiêu GNI “tổng thu nhập quốc dân”.
Về nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của quốc gia từ kết quả sản xuất trong lãnh thổ kinh tế và thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Đây là chỉ tiêu kết quả của quá trình phân phối thu nhập lần đầu giữa các đơn vị thường trú và không thường trú của quốc gia.
GNI được đo lường bằng GDP trừ đi tổng thu nhập lần đầu phải trả, cộng với tổng thu nhập lần đầu nhận được. Nói cách khác GNI bằng GDP trừ đi thu nhập của người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam trên 1 năm, cộng với thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trên 1 năm, trừ đi thu nhập từ các yếu tố sản xuất phải trả cho các đơn vị không thường trú, cộng với thu nhập từ các yếu tố sản xuất nhận được từ các đơn vị không thường trú.
Thu nhập từ các yếu tố sản xuất (còn gọi là thu nhập sở hữu) là thu nhập từ lợi tức giữa đơn vị thể chế trong nước và nước ngoài do cung cấp tài sản tài chính và tài sản hữu hình không do sản xuất ra. Thu nhập sở hữu được phân thành hai nhóm: Thu nhập từ đầu tư và thu nhập từ cho thuê tài sản. Thu nhập từ đầu tư bao gồm lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận, lợi tức thu nhập tái đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài… Thu nhập từ cho thuê tài sản bao gồm tiền thuê tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, vùng phủ sóng…
Xét về phạm vi, chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GNI không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt giữa GNI và GDP là chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được và thu nhập sở hữu phải trả giữa đơn vị thể chế thường trú và không thường trú. Bản chất của sự khác biệt giữa GDP và GNI là chỉ tiêu GDP đánh giá sản lượng cuối cùng (hoặc thu nhập từ sản xuất) được tạo ra trong nền kinh tế, còn chỉ tiêu GNI đánh giá tổng thu nhập lần đầu nhận được của toàn bộ nền kinh tế.
Chênh lệch giữa GNI với GDP của Việt Nam thường thấp hơn 10%, và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, do đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn. Tính đến năm 2018, cơ cấu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,28% GDP. Việt Nam ngày càng thu hút được lực lượng lao động nước ngoài với chất lượng cao, trong khi lao động của Việt Nam ra nước ngoài vẫn chủ yếu lao động phổ thông. Do đó, chênh lệch về chi trả cho lao động nước ngoài và thu nhập sở hữu của Việt Nam ngày càng lớn, nếu năm 2005 chỉ là 1,84% GDP, thì đến năm 2010 là 3,8% GDP và sơ bộ năm 2018 là 7% GDP.
Tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng giúp Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề ra giải pháp nâng cao đời sống nhân dân. GDP được hầu hết các quốc gia sử dụng để phản ánh quy mô và sự phát triển của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước được sử dụng làm căn cứ để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như: Tổng thu nhập quốc gia; Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP; Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ dư nợ công so với GDP…
GNI được tính hàng năm và có độ trễ vì phải thu thập thông tin về thu nhập sở hữu, không sử dụng trong đánh giá tình hình, đề ra các giải pháp điều hành kinh tế hàng quý. GNI chỉ được tính toán theo phạm vi toàn nền kinh tế, không phân tổ được theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế. Do đó, không cần bổ sung GNI vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện hành để trình Quốc hội thông qua hàng năm./.