Trường ĐH Thái Bình Dương (TBD) vừa tổ chức Chương trình Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp với chủ đề “Học bổng đến Trường – Vững đường tương lai”. Chương trình được phát trực tuyến tại fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocthaibinhduong.
Trường ĐH Thái Bình Dương (TBD) vừa tổ chức Chương trình Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp với chủ đề “Học bổng đến Trường – Vững đường tương lai”. Chương trình được phát trực tuyến tại fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocthaibinhduong.
Cô Lâm Thị Thùy Loan, Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, Q. 5, TP.HCM, cho biết với những trẻ đã sớm được làm quen trường lớp mầm non trong hè thì khi bắt đầu năm học mới, các con đã bớt những lo âu và quen thầy cô, quen bạn bè. Nhờ vậy, các con sẽ ít khóc hơn. Còn lại, với những trẻ mà đầu năm học mới là ngày đầu tiên đi học thì sẽ ắt hẳn sẽ còn nhiều bé đòi về, òa khóc khi thấy các cô giáo ở trường đón bé.
"Trước khi trẻ đi học, cha mẹ hãy trò chuyện cùng con về trường học, có thể dẫn con tới trường mầm non chơi, xem các anh chị đang học, vui chơi ở sân trường và nói với con về những điều thú vị khi con học ở đây. Mỗi ngày con đi học về, hãy ôm con, trò chuyện cùng con, xem con ăn gì ở trường, món nào con thích nhất, bạn nào con mến nhất… để con thấy cha mẹ luôn bên con", cô Loan nói.
Từ ngày 19.8 tới 22.8, nhiều trường tiểu học tại TP.HCM đã đón học sinh lớp 1. Bên cạnh nhiều em háo hức, cười rạng rỡ, nhiều em khóc nước mắt nhạt nhòa ngày tựu trường.
Gia đình đồng hành cùng con trong ngày tựu trường lớp 1
Ngày đầu tiên đến trường của nhiều bé lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM, nhiều em còn rụt rè
Nhiều em òa khóc khi không thấy ba mẹ...
Các giáo viên cho biết để con không "sốc" tâm lý khi vào lớp 1 thì từ khi con học mẫu giáo, cha mẹ hãy cùng con chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. Đó là xây dựng thói quen xem lại bài vở mỗi tối, đi ngủ sớm, thức dậy sớm, đi học đúng giờ, biết tự vệ sinh cá nhân, có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ…
Cha mẹ đừng chỉ quan tâm việc cho con đi học thêm viết chữ, làm toán trước khi vào lớp 1 mà quên đi việc dạy con các kỹ năng sống. Ở trường mầm non, trẻ học thông qua chơi, tham gia các hoạt động trong ngày theo nhu cầu, hứng thú của bản thân trẻ dưới sự định hướng, dẫn dắt, động viên, khích lệ của giáo viên.
Còn bước sang môi trường tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, các bé phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo tiến độ của cả lớp; phải chấp hành nội quy, quy định nhà trường, phải biết tự phục vụ cá nhân... Trong thực tế, có những trẻ vào lớp 1 được vài tuần lễ rồi nhưng sáng nào cũng đứng ở cổng trường, níu áo ba mẹ, khóc, không chịu vào lớp. Con khóc, mẹ khóc theo...
Chị Bích Lan, chuyên gia đọc và thực hành thư viện trường học gợi ý bảy cách giúp trẻ yêu thích đi học, vượt qua nỗi sợ khi đến trường.
Nhiều em được cha mẹ trò chuyện trước ngày đi học lớp 1, các em rất tự tin, vui vẻ đến trường
Đầu tiên là hiểu nỗi sợ của con. Nỗi sợ hãi là một trong những phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ. Cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của trẻ. Thay vì phủ nhận nỗi sợ, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ và trò chuyện với con về những điều khiến con lo lắng.
Thứ hai, cần giúp con tập đối diện và dần vượt qua nỗi sợ. Ví dụ, nếu con lo lắng về việc làm quen với môi trường mới ở trường, hãy cùng con tham quan trường hoặc tham gia buổi làm quen trước khi năm học bắt đầu.
Thứ ba, cần lập kế hoạch và tạo thói quen hằng ngày. Trước khi năm học mới bắt đầu, cha mẹ nên cùng con xây dựng một lịch trình cụ thể, bao gồm thời gian đi ngủ, thức dậy và các hoạt động trong ngày. Khi trẻ biết trước những điều sẽ xảy ra, sự lo lắng và bất an sẽ được giảm bớt, con sẽ bước vào môi trường học tập mới tự tin hơn.
Cô giáo Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 dỗ dành một bạn nhỏ lớp 1 mếu máo khi không thấy ba mẹ
Thứ tư, giúp con biết tự phục vụ, tự vệ sinh cá nhân. Với học sinh lớp 1, các con sẽ tự đi đến nhà vệ sinh, nhà vệ sinh trường tiểu học không ở trong lớp. Do đó, việc lúng túng khi không có sự giúp đỡ từ người lớn có thể khiến trẻ sợ đến trường.
Thứ năm, giúp trẻ rèn luyện một số kỹ năng, như biết tự giác chuẩn bị đồ dùng học tập, sắp xếp bàn học, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách xếp hàng, chờ đến lượt và biểu đạt nhu cầu của mình một cách phù hợp.
Thứ sáu, kiên nhẫn và nhất quán. Việc vượt qua nỗi sợ không phải là một quá trình nhanh chóng. Trẻ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi mới và cảm thấy thoải mái hơn. Cha mẹ cần kiên nhẫn và nhất quán trong việc hỗ trợ con.
Và thứ bảy, cùng con chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng từ hôm trước. Việc chuẩn bị quần áo, ba lô và các đồ dùng học tập từ tối hôm trước sẽ giúp buổi sáng đầu tiên đến trường của con ít căng thẳng hơn. Sự tự lập này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho ngày đầu tiên đến trường mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tin và hào hứng với năm học mới.
Khởi hành từ lúc 7 giờ sáng, tôi cùng 5 thầy giáo trong Trường THCS thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) theo con đường đi học thường ngày của học sinh tại 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu bằng xe máy. Từ thị trấn Yên Minh, chúng tôi bám theo con đường đất ven suối hơn một tiếng đồng hồ, với những con dốc trơn trượt, nhiều đoạn đường lầy lội để đến với thôn Nà Sâu.
Trên đường vào thôn Nà Sâu, chúng tôi gặp em Lý Chỉn Dèn, học sinh của trường đang gánh cỏ từ nương về. Nhìn thấy chúng tôi, em tỏ vẻ ngại ngùng. Qua trò chuyện, em Dèn cho biết, đây là con đường nhanh nhất để đến trường, với hơn hai tiếng đồng hồ đi bộ. Những hôm trời nắng, thì có thể đi theo con đường ven suối, còn trời mưa phải đi đường mòn xa hơn, có khi phải đi bộ mất 3 tiếng đồng hồ mới tới được trường.
Từ Nà Sâu đến Chiêng Chà chừng 3km, con đường dốc hơn nên càng khó đi. Tới nơi, chúng tôi gặp em Lý Thị Nhật, dân tộc Dao, học sinh lớp 7C tại nhà. Em Nhật kể, là chị cả trong nhà có 4 chị em, Nhật phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong gia đình. Với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh xắn, Nhật luôn chân, luôn tay làm hết việc này đến việc khác. Dù mới học lớp 7, nhưng em đã phải làm những công việc của người lớn. Buổi sáng em phải thức dậy từ lúc 4h để nấu cơm ăn; sau đó, khoảng 5 giờ kém 15 bắt đầu đi học, đến trường lúc 7h30. Học hết tiết 5, em lại đi bộ từ trường về đến nhà thường đã hơn 2h chiều. Buổi chiều, em hỗ trợ cha mẹ những công việc trong gia đình như, chăn trâu, lấy rau, cắt cỏ cho trâu bò, nấu cơm, trông em…
“Em cũng muốn ở lại nội trú, nhưng em còn phải gánh vác thêm nhiều việc nhà nên tan học là em lại phải về ngay”, Nhật nói.
Nói về sự học vất vả của các em học sinh khi đến trường học chữ, thầy Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Yên Minh thông tin thêm, mỗi sáng, các em không phải đi bộ mà là phải chạy bộ mới kịp giờ học. Vì thế, nhà trường thường không trừ điểm rèn luyện khi các em đi muộn trong 15 phút truy bài đầu giờ và miễn lao động buổi chiều.
Với 25 học sinh thuộc 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu, xét theo các tiêu chí, các em có đủ điều kiện ở nội trú tại trường. Nhà trường cũng đã vận động phụ huynh cho học sinh ở lại học nội trú. Tuy nhiên, phụ huynh các em không đồng ý mà muốn con về nhà để đỡ đần bố mẹ. Vậy nên các em phải nhịn đói sau giờ học để về nhà ăn cơm, gia đình nào có điều kiện hơn, thì có gói mỳ tôm cho con ăn tạm trên đường đi học về.
“Sau chuyến đi này, nhà trường sẽ họp phụ huynh để động viên cho học sinh đến trường học nội trú. Hiện nay, cơ sở vật chất của trường tạm ổn để có thể đón các em vào ở nội trú. Tuy nhiên, những nhu yếu phẩm cần thiết như: chăn, màn, téc nước…. vẫn còn thiếu. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có thể hỗ trợ để nhà trường đủ điều kiện đón các em học sinh ở lại nội trú”, thầy Tuấn Anh bộc bạch.
Đem tâm tư của thầy và trò sau chuyến đi trao đổi với bà Sầm Thị Dương, Phó trưởng phòng Chính sách Dân tộc tỉnh Hà Giang, bà Dương cho biết: HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 về ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo và nhiều chính sách hỗ trợ học sinh vùng DTTS phù hợp với điều kiện của địa phương. Do đó, với các em học sinh tại 3 thôn của trường THCS thị trấn Yên Minh và nhiều thôn khác, đều đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu tiên của Nhà nước.
"Tuy nhiên, để các em được yên tâm đến trường và đảm bảo sức khỏe học tập,điều quan trọng nhất là, nhà trường và chính quyền địa phương phải làm tốt công tác vận động các bậc phụ huynh cho con em đến trường học tập, sinh hoạt nội trú", bà Dương mong muốn.
Vaasa, được mệnh danh là “Thành phố Năng lượng” của Phần Lan, không chỉ là một điểm đến học thuật mà còn là trung tâm công nghiệp năng lượng hàngChi tiết