Ngành trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động học và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đó chỉ có thể được thực hiện bởi con người. Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các máy tính có khả năng hiểu, học, tư duy và thực hiện các công việc thông minh một cách tự động.
Ngành trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động học và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đó chỉ có thể được thực hiện bởi con người. Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các máy tính có khả năng hiểu, học, tư duy và thực hiện các công việc thông minh một cách tự động.
Công nghệ thông tin là một trong những xu hướng phát triển quan trọng của toàn thế giới, là ngành học được ưa chuộng và cũng có nhu cầu nhân lực rất cao.
Công nghệ thông tin là ngành khoa học kỹ thuật sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và mạng internet để lưu trữ, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm:
- Công nghệ phần mềm: Chuyên về xây dựng và phát triển các phần mềm thông qua các công cụ lập trình. Các công việc liên quan đến thiết kế, vận hành, bảo trì và cải tiến các phần mềm.
- Kỹ thuật máy tính: Chuyên về thiết kế, xây dựng, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị phần cứng máy tính. Các công việc liên quan đến lắp ráp, nâng cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các linh kiện máy tính.
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Chuyên về thiết kế, xây dựng, quản lý và bảo mật các hệ thống mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Các công việc liên quan đến cài đặt, cấu hình, giám sát và khắc phục sự cố của các thiết bị mạng.
- Kỹ thuật mạng: Chuyên về thiết kế, xây dựng, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị mạng. Các công việc liên quan đến lắp đặt, cấu hình, giám sát và khắc phục sự cố của các thiết bị mạng.
- Hệ thống quản lý thông tin: Chuyên về quản lý, tổ chức và khai thác các nguồn thông tin trong doanh nghiệp. Các công việc liên quan đến thu thập, lưu trữ, phân tích và trình bày các thông tin cho các mục tiêu quản lý và hỗ trợ ra quyết định.
- Big Data và Machine Learning: Chuyên về xử lý, phân tích và khai thác các dữ liệu lớn (Big Data) bằng các kỹ thuật máy học (Machine Learning). Các công việc liên quan đến thu thập, lọc, biến đổi, khám phá và áp dụng các dữ liệu lớn để tạo ra các giá trị kinh doanh hoặc giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Trí tuệ nhân tạo và Robotics: Trí tuệ nhân tạo và robotics hiện đang là một xu hướng công nghệ quan trọng trong thời đại số hiện nay. Chuyên về lập trình và huấn luyện máy tính, trí tuệ nhân tạo thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin thu được để làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đề xuất giải pháp phù hợp.
- An toàn thông tin: Chuyên về việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm về an ninh mạng.
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Học công nghệ thông tin ở đâu? (Hình từ Internet)
Bạn có thể học ngành công nghệ thông tin ở nhiều trường đại học uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Một số trường đại học nổi tiếng về ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam như:
* Những trường có ngành công nghệ thông tin ở Miền Bắc:
Dưới đây là danh sách các trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin tại miền Bắc để bạn tham khảo:
- Trường ĐH Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện CN Bưu chính Viễn thông – Hà Nội
* Những trường đại học có ngành công nghệ thông tin Miền Trung
- Trường Đại học có ngành công nghệ thông tin tại Miền Trung bao gồm:
- Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng
- Khoa CN thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
* Những trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin miền Nam
- Những trường có ngành công nghệ thông tin tại miền Nam bao gồm:
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Học viện CN Bưu chính Viễn thông TP.HCM
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM
Kỹ Thuật Phần Mềm (Software Engineering) tập trung vào việc phát triển, thiết kế, triển khai và bảo trì phần mềm. Các chuyên gia công nghệ phần mềm thường là những nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp, được đào tạo để có khả năng tạo ra các giải pháp phần mềm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Hai công việc phổ biến trong ngành kỹ thuật phần mềm là phát triển ứng dụng và phát triển hệ thống.
Các lĩnh vực con của Công nghệ phần mềm bao gồm: phát triển ứng dụng di động (App Developer), phát triển trò chơi (Game Developer), phát triển phần mềm nhúng, phát triển phần mềm mã nguồn mở và nhiều lĩnh vực khác. Có thể thấy, công nghệ phần mềm là một lĩnh vực đầy thách thức, đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai.
Nghề kỹ sư phần mềm có thể vừa thú vị vừa đầy thử thách với cơ hội làm việc trong hầu hết mọi ngành, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ, cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, cơ sở chăm sóc sức khỏe, v.v. Và khi công nghệ tiếp tục phát triển, nhu cầu về các nhà phát triển phần mềm cũng tiếp tục tăng. Nhiều công ty cũng đang chuyển sang tuyển dụng các kỹ sư phần mềm làm việc tại nhà, cho phép tăng tính linh hoạt và nhiều cơ hội hơn để bước vào lĩnh vực này.
Nhờ nhu cầu mạnh mẽ của ngành và chuyên môn kỹ thuật của riêng họ, các kỹ sư phần mềm lành nghề được trả lương xứng đáng với giá trị họ mang lại. Mức lương trung bình của người mới vào nghề đối với các nhà phát triển phần mềm khá cao từ 12 – 17 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Theo đó, tiền lương người lao động nhận được do 02 bên thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Tra cứu lương tối thiểu vùng: Tại đây.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của con người và xã hội. Chính vì vậy, ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ “hạ nhiệt” bởi nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn khá lúng túng khi chọn ngành học này bởi CNTT chia thành nhiều mảng, nhiều nhóm ngành khác nhau. Mỗi nhóm có những nét đặc trưng và yêu cầu công việc riêng biệt. Chính vì vậy, bài viết này TopDev sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhóm ngành công nghệ thông tin cũng như những điểm thú vị của từng mảng. Bắt đầu thôi nào!
Khoa học máy tính (Computer Science) là chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu các thuật toán, lý thuyết chuyên môn cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Các chuyên gia Khoa học máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ tính toán để thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin.
Ngành khoa học máy tính là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như lập trình viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý hoặc điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kiểm thử phần mềm, chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng, phát triển và vận hành mạng máy tính nội bộ. Sinh viên chọn chuyên ngành này có thể chọn học tiếp các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học máy tính và trở thành giảng viên CNTT ở các trường đại học lớn.
Mức lương của kỹ sư Khoa học Máy tính tại Việt Nam khi mới ra trường vào khoảng 10-20 triệu tùy vào yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng.