Báo Cáo Lao Động Nước Ngoài

Báo Cáo Lao Động Nước Ngoài

Như đã trình bày ở trên, theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP) thời hạn báo cáo tình trạng sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện theo 02 trường hợp:

Như đã trình bày ở trên, theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP) thời hạn báo cáo tình trạng sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện theo 02 trường hợp:

Doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan không có quy định cụ thể về doanh nghiệp nước ngoài. Thông thường, khái niệm doanh nghiệp nước ngoài thường bị nhầm lẫn với khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên cần làm rõ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam nhưng có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài được nhắc đến ở đây có thể là cá nhân quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài thực hiện việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy không có quy định cụ thể, nhưng có thể hiểu doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, doanh nghiệp nước ngoài được đề cập đến là có thể là các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài.

Liên quan đến việc sử dụng lao động Việt nam hiện nay Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP) có quy định về việc quản lý và tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, Điều 26 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng người lao động Việt Nam như sau:

Thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 và các quy định có liên quan hiện hành;

Thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng lao động doanh nghiệp đã ký kết với người lao động Việt Nam;

Trước ngày 15/12 hằng năm hoặc thực hiện đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng người lao động Việt Nam phải báo cáo về tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động Việt Nam.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo và gửi báo cáo như sau:

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài được quy định là Mẫu số 02/PLII Phụ lục II Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ‎ NƯỚC NGOÀI.......

............... ngày ...... tháng..... năm .........

TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

(Tính từ ngày ... tháng... năm... đến ngày... tháng ... năm...)

I. TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NĂM...

Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Tuyển thông qua tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NĂM....

Tổng số người lao động Việt Nam

Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất

Hợp đồng không xác định thời hạn

Lý do giảm người lao động Việt Nam

III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ CHỨC DỊCH VỤ VIỆC LÀM, DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Tên tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Số người lao động Việt Nam đang sử dụng thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

IV. NHU CẦU TUYỂN DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NĂM...

1. Với tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ‎ (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Trang tin Lao động ngoài nước là 1 trong những Trang tin uy tín số 1 về thị trường xuất khẩu lao động và du học các nước với chi phí hợp lý, lộ trình rõ ràng. Lao động sẽ được tư vấn hỗ trợ từ khi tham gia đến khi sang học tập và làm việc tại nước ngoài. Công ty có văn phòng đặt tại các nước để hỗ trợ các bạn học sinh và lao động khi cần thiền. Giấy phép hoạt động Công ty CP Quốc Tế MPK

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Kim Ngân (Đồng Nai) hỏi, người lao động nước ngoài, là người đại diện pháp luật trên giấy chứng nhận kinh doanh, đồng thời làm chủ đầu tư trên giấy phép đầu tư, kiêm tổng giám đốc, đã được cấp giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam thì có phải ký hợp đồng lao động không?

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo

(PLVN) - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa có thông báo khuyến cáo về tình trạng phát sinh nhiều vụ việc trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng, sử dụng công nghệ.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com... để tìm kiếm NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, Australia, NewZealand, Philippines, CHLB Đức, Hy Lạp...

Sau khi NLĐ đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài này sử dụng trang thông tin cá nhân (facebook, zalo) có đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình NLĐ làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với NLĐ.

Khi NLĐ chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để NLĐ tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác.

Với NLĐ do ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, khi NLĐ liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa điểm NLĐ đến làm việc, thông tin về Giấy phép hoặc website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website chính thức mà doanh nghiệp đăng ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước (ví dụ halsuco.com.vn/halsuco.vn là website đăng thông tin giả mạo - halsucohanoi.vn là website mà doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đăng ký chính thức với Cục Quản lý lao động ngoài nước).

Khi có vụ việc liên quan, doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ sẽ phủ nhận sự liên quan đến các website lừa đảo; hoặc các địa điểm mà NLĐ đến nộp tiền và làm việc thường không phải các địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; các văn bản chụp được gửi qua mạng đều có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý.

Để tránh bị các đối tượng nói trên lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, facebook, zalo... nêu trên và tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. NLĐ có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

NLĐ cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phản ánh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517 máy lẻ 512 và 513, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thực trạng báo động của lao động nước ngoài tại Nhật Bản: 100 người thiệt mạng trong 10 năm, 2500 người bị thương mỗi năm!

Các vụ tai nạn lao động đã giết chết 125 người nước ngoài tại Nhật Bản trong 10 năm, tính đến năm 2017 và làm bị thương khoảng 2500 người mỗi năm, theo số liệu từ Bộ Lao động.

Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, với việc công nhân rơi xuống từ độ cao chết người trên các công trình xây dựng đang thi công, bị mắc kẹt trong các máy móc sản xuất hay là bị xe đâm.

Người Nhật luôn xem các công việc trong các lĩnh vực lao động chân tay này là các công việc “3 chữ K”: kitanai, kitsui và kiken – bẩn, khó khăn và nguy hiểm. Với tỉ lệ sinh tự nhiên ngày càng giảm, cũng như thực trạng thiếu hụt lao động ngày càng trở nên tồi tệ hơn, các vị trí công việc mệt nhọc này chỉ có thể được lấp đầy bởi những người lao động nước ngoài – những người ít kinh nghiệm làm việc trí óc và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro để có thể trang trải cuộc sống.

Bộ Lao động Nhật Bản cho biết sẽ giám sát và nhắc nhở các công ty về trách nhiệm của họ nhằm đảm bảo các biện pháp bảo hộ lao động tiêu chuẩn sẽ được áp dụng cho tất cả các nhân viên, cũng như cố gắng hơn nữa để giúp những lao động nước ngoài – những người không có đủ trình độ tiếng Nhật hiểu hết về các quy định về an toàn lao động, nhận được sự theo dõi đặc biệt đối với tình trạng sức khỏe của mình.

Bộ Y tế cũng có kế hoạch tạo ra các văn bản hướng dẫn an toàn lao động bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, phía luật sư bảo vệ quyền lợi của những người lao động nước ngoài nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa, điển hình như người thân của những người chết hoặc những lao động bị thương nặng cần được cung cấp các thông tin cần thiết để có thể tiếp cận được những khoản bồi thường lao động mà họ được nhận.

Người lao động nước ngoài đang bị vắt kiệt

Một trong những mối quan ngại lớn khác đó chính là Chương trình Thực tập Kỹ thuật, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và được chính phủ mô tả như là một kế hoạch đào tạo giúp các công dân từ các nước đang phát triển học được các kỹ năng lao động mới tại Nhật, sau đó sẽ về nước và chuyển giao lại các kĩ năng này cho nền sản xuất nước nhà.

Tuy nhiên, chương trình này đã bị chỉ trích một cách dữ dội, bởi vì các nhà tuyển dụng đã lợi dụng kế hoạch này để có thể tiếp cận được với nguồn lao động rẻ và tay nghề chưa cao. Đã có nhiều vụ việc lùm xùm về các doanh nghiệp bóc lột người lao động bằng cách trả ít hơn mức lương tối thiểu bắt buộc theo quy định pháp luật, bắt họ làm việc thêm giờ không lương, cung cấp cho nhân viên chỗ ở không đạt tiêu chuẩn và các điều kiện lao động nghèo nàn khác.

Thống kê của Bộ Lao động cho biết đã có tới 22 học viên nước ngoài chết trong các vụ tai nạn lao động trong 2 năm 2014 – 2016, trong đó có một công dân Philippines đã chết vì “karoshi” – làm việc quá sức. Con số này tương tương với khoảng 3,7 người thiệt mạng/ 100.000 lao động, gấp đôi tỉ lệ của các học viên người Nhật.

Ngoài ra, điều kiện làm việc tại một số doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo này của chính phủ quá tệ hại, dẫn đến việc nhiều thực tập sinh đã bỏ trốn và bắt đầu làm việc bất hợp pháp ở bên ngoài.

“Ước tính có khoảng 65.500 người lao động nước ngoài đã bị quá hạn thị thực và đang làm việc một cách bất hợp pháp tại Nhật Bản hiện tại, chủ yếu đến từ 3 nước châu Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan”.

Cuộc sống của người lao động nước ngoài tại Nhật: đâu phải màu hồng

Vào đầu tháng 11, 5 thực tập sinh nước ngoài đã xuất hiện và lần đầu tiên được lên tiếng trong một phiên họp Quốc hội Nhật Bản, chia sẻ về những kí ức kinh hoàng của họ về cuộc sống tại Nhật Bản, về mức lương thấp, tình trạng đãi ngộ nghèo nàn và cả những tai nạn và vết thương mà họ phải chịu đựng.

Một thực tập sinh Việt Nam xuất hiện với đôi bàn tay bị thương đến biến dạng của mình trong phiên họp Quốc hội.

Một phụ nữ Trung Quốc làm việc tại một nhà máy may ở tỉnh Gifu chia sẻ rằng cô chỉ được trả ¥300 cho 1 giờ lao động, ít hơn 1 nửa so với mức lương tối thiểu theo pháp luật và bị ép phải làm việc từ 8 giờ sáng đến nửa đêm. Một người khác chia sẻ rằng cô thậm chí đã cố gắng tự tử bằng cách nhảy từ mái nhà của công ty chế biến giấy nơi mình đang làm việc ở Shizuoka sau khi bản thân bị bắt nạt và quấy rối nhiều lần.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.