Shopee Vn Nghi Ngờ Lừa Đảo

Shopee Vn Nghi Ngờ Lừa Đảo

Cảnh giác lừa đảo bằng cách tuyển dụng duyệt đơn Shopee. Các chiêu trò lừa đảo lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Những ví dụ về lời mời chào công việc làm tại nhà với mức lương cao đã trở nên phổ biến. Đó là trò lừa đội mác công việc đánh máy, chốt đơn tại nhà… có thể làm trong thời gian rảnh và được hưởng những mức lương “trên trời”.

Cảnh giác lừa đảo bằng cách tuyển dụng duyệt đơn Shopee. Các chiêu trò lừa đảo lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Những ví dụ về lời mời chào công việc làm tại nhà với mức lương cao đã trở nên phổ biến. Đó là trò lừa đội mác công việc đánh máy, chốt đơn tại nhà… có thể làm trong thời gian rảnh và được hưởng những mức lương “trên trời”.

Chiêu trò lừa đảo được chuẩn bị kỹ lưỡng

Sự kỹ lưỡng thể hiện ở việc “nhà tuyển dụng” thao tác đầy chuyên nghiệp, bài bản, sử dụng mẫu câu sẵn có, thậm chí dấu chấm phẩy giống hệt nhau. Các bước hướng dẫn rõ ràng, trơn tru, ứng viên có thể dựa vào để thực hành luôn.

Nhiệm vụ duy nhất của ứng viên là chốt đơn “ảo”, với mục đích tăng độ tương tác từ đó nâng cao uy tín của gian hàng. Theo lời các “nhà tuyển dụng”, đây là giao dịch giả, số tiền sẽ được hoàn lại sau khi nhiệm vụ hoàn tất, cộng tác viên có thể thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng từ 10 đến 30% giá trị đơn hàng.

Kẻ lừa đảo sẵn sàng kiên nhẫn diễn giải nhiệt tình từng bước nếu ứng viên chưa hiểu. Chúng cố gắng tạo độ thân thiện và lòng tin, từ đó kéo gần khoảng cách của hai người xa lạ.

Trong quá trình làm việc, “nhà tuyển dụng” không ngừng khích lệ tinh thần, tâm lý ứng viên đồng thời khơi gợi nghĩa vụ và trách nhiệm mà công ty đặt ra. Công ty yêu cầu thái độ chuyên nghiệp, cần phải nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Kẻ lừa đảo không ngừng hối thúc cộng tác viên phải phản ứng ngay, không có thời gian xem xét, suy nghĩ cân nhắc vấn đề tiền bạc.

Không chọn các công việc yêu cầu ứng viên đặt cọc và nạp tiền

Không chấp nhận các khoản tiền phi lý như chi phí đăng ký, chi phí môi giới hay phí “đặt cọc” vị trí mà không có sự cam kết chắc chắn về vấn đề hoàn trả. Ngừng giao dịch, cắt liên lạc khi thấy những dấu hiệu lừa đảo, không “cố đấm ăn xôi” trao tiền chỉ để “thử xem sao”.

Sự thật đáng buồn rằng hiện nay, công việc lừa đảo đã và đang xen lẫn, khó phân biệt với những việc làm chính thống. Chúng dễ dàng lôi kéo nạn nhân nhẹ dạ cả tin bằng cái mác “việc nhẹ lương cao”, “làm tại nhà”. Rất nhiều người đã dính bẫy và phổ biến nhất là lừa đảo tuyển dụng CTV duyệt đơn Shopee - một loại bẫy đã được cảnh báo khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi có người vẫn nhẹ dạ thì kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục tạo ra các thủ đoạn ngày càng đa dạng, chuyên nghiệp. Chúng vi phạm quyền lợi người lao động, chiếm đoạt tài sản và trở thành một vấn nạn nhức nhối, khó loại bỏ của xã hội.

Chiều 3-1, một số người bỏ tiền vào app này phản ánh cả app và website có tên app-easytour-vietnam.com đều đã bị sập, hàng loạt hội nhóm trên Zalo liên quan đến Easy Tour cũng bị xóa sổ.

Hàng trăm người đã bỏ tiền vào nền tảng này hết sức hoang mang, không biết cách nào để lấy lại số tiền của mình. Một người tên Thanh Quý cho biết đã cố thử rút 120 triệu đồng nhưng vẫn không thể lấy lại được. "Đó là khoản tiền mà tôi để dành hơn 2 năm qua, cả app và website không vào được, làm cách nào để lấy lại bây giờ" - chị Quý buồn bã.

Website app-easytour-vietnam.com bị sập và các hội nhóm liên quan mất bóng. (Ảnh chụp màn hình)

Một người dùng Zalo khác tên Nguyễn Quyên cho hay đã đầu tư 45 triệu đồng theo giới thiệu của người quen, giờ người này cũng đã biến mất khiến chị đứng ngồi không yên. "Khi thấy thông tin app bị sập trên nhóm Zalo, tôi lập tức liên hệ với người đó để yêu cầu rút tiền ra. Lúc đầu, họ nói vẫn bình thường nhưng 10 phút sau nhóm đầu tư cũng bị giải tán. Tôi hoảng loạn gọi lại nhưng người quen đó đã khóa máy" - chị Quyên cho biết.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Công ty TNHH Du lịch Việt Nam Easy Tour, bà Trịnh Nguyễn Lan Nhi, khẳng định công ty không kêu gọi đầu tư mà chỉ bán tour du lịch, cung cấp dịch vụ chơi golf, booking khách sạn... cho khách Hàn Quốc đến Việt Nam.

Trước đó, một app đa cấp VN-Temu huy động vốn của nhà đầu tư rồi bị sập vào cuối tháng 12-2023. Đến chiều 3-1, các nạn nhân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục liên hệ với cơ quan công an tỉnh, thành phố để tố cáo. Chị Thanh (ngụ TP HCM) bị mất hơn 300 triệu đồng cho hay đã tới Văn phòng phía Nam của Bộ Công an (trụ sở tại TP HCM) để làm đơn tố cáo nhóm sáng lập app VN-Temu.

Cùng với chị Thanh, nhiều nhà đầu tư khác cũng lập các nhóm, group trên Zalo, Facebook rủ nhau tố cáo app này. Như Báo Người Lao Động đã thông tin, VN-Temu mạo danh thương hiệu thương mại điện tử xuyên biên giới để mời người chơi tham gia cung ứng hàng hóa ủy thác kinh doanh.

Thủ đoạn lừa đảo theo mô hình đa cấp, tức người tham gia đăng ký tài khoản, mua "dự trữ hàng" và mời càng nhiều nhà đầu tư vào đội, nhóm, sẽ càng được thưởng lãi suất, hoa hồng cao, quà tặng giá trị… Đến khi số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng, app bất ngờ bị sập từ ngày 30-12-2023 tới nay, tất cả nạn nhân đều không thể đăng nhập, liên hệ với chủ app hoặc rút tiền.

Đáng nói, ngay sau khi app VN-Temu bị sập, nhiều nạn nhân tiếp tục được những đối tượng khác mời gọi, dụ dỗ vào các app đầu tư tương tự để "lấy lại vốn".

Công việc chốt đơn Shopee có lừa đảo không?

Vậy, với những bằng chứng trên thì công việc chốt đơn shopee có lừa đảo không? Phía đại diện của Shopee đã khẳng định rằng không có chương trình tuyển dụng công việc chốt đơn Shopee. Đồng thời, sàn TMĐT này cũng đã cảnh báo người dùng về phương thức tuyển dụng nêu trên. Theo Shopee, các tin tuyển dụng CTV chốt đơn hàng trên mạng xã hội là giả mạo. Mục đích của các đối tượng lừa đảo là chiếm đoạt tiền của người tham gia. Người dùng cần tỉnh táo trước các chiêu trò lừa đảo này và cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi tham gia bất kỳ chương trình tuyển dụng nào.

Nguồn ảnh: [Cảnh báo lừa đảo] Tránh sập bẫy trước tin nhắn/bài đăng mạo danh Shopee tuyển dụng

Thận trọng với những mức lương phá giá thị trường

Đề cao cảnh giác với những công việc đơn giản, dễ làm với chỉ vài bước nhanh gọn. Nên đặt ra nghi ngờ về mức lương cao gấp hai, gấp ba lần một nhà tuyển dụng thường sẽ trả cho vị trí đó. Bạn cần chuẩn bị một cái đầu lạnh cho quyết định phán đoán, tìm hiểu kỹ trước khi nhận bất cứ công việc nào.

Nhanh chóng trở thành Cộng tác viên

Ứng viên nhận được JD công việc sơ sài, gần như không có gì, phần lớn nhấn mạnh vào “việc nhẹ lương cao”. Theo các “nhà tuyển dụng”, họ không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, giới tính, không bắt buộc về thời gian làm việc. Công việc đơn giản và chỉ với vài bước nhanh gọn, tiện lợi, hầu như ai ở bất cứ ngành nghề nào cũng có thể làm được.

Thay vì tổ chức buổi phỏng vấn, gặp mặt chuyên nghiệp nhằm trao đổi trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, các cá nhân chỉ cần làm vài bước theo hướng dẫn là có thể thực hiện ngay nhiệm vụ online mà không cần bất cứ cuộc gặp gỡ nào.

Xác thực thông tin của người tuyển dụng

Đối với các công việc được lan tràn khắp trên mạng, bạn không nên dễ dàng tin tưởng bất cứ ai tự xưng là nhân viên. Đề cao cảnh giác, thận trọng, vì cách tiếp cận nạn nhân của kẻ lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi.

Bạn có thể chủ động yêu cầu và tìm hiểu thêm về độ uy tín. Đừng ngại trong việc hỏi rõ về email nhận việc, trang web chính thức, môi trường làm việc, địa chỉ công ty. Các công ty thường cung cấp minh bạch, chi tiết yêu cầu ứng viên tuyển dụng. Đặc biệt, công ty lớn và uy tín thường phỏng vấn kỹ càng hoặc ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại, cho dù đó là vị trí Cộng tác viên online, thực tập sinh.

Nếu thông tin không phù hợp hoặc câu trả lời có sự mập mờ, không rõ ràng, bạn cần ngừng lại, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân nào cho "nhà tuyển dụng".