Theo ghi chép trong sử sách thì thời xưa, binh lính Đại Việt cũng có sử dụng giáp trụ. Sử nhà Tống chép lại, trong trận chiến giữa quân nhà Tống và Đại Cồ Việt năm 981 (thời Vua Lê Hoàn), quân Tống thu được tới 1 vạn bộ giáp trụ của quân Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, ở chiến dịch này, sau đó, tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo bị bắt, quân của Trần Khâm Tộ bị thua to nên việc thu được nhiều giáp như vậy cũng khó có thể tin.
Theo ghi chép trong sử sách thì thời xưa, binh lính Đại Việt cũng có sử dụng giáp trụ. Sử nhà Tống chép lại, trong trận chiến giữa quân nhà Tống và Đại Cồ Việt năm 981 (thời Vua Lê Hoàn), quân Tống thu được tới 1 vạn bộ giáp trụ của quân Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, ở chiến dịch này, sau đó, tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo bị bắt, quân của Trần Khâm Tộ bị thua to nên việc thu được nhiều giáp như vậy cũng khó có thể tin.
Tú tài thời xưa có thể nói là báu vật trong chế độ thi cử của triều đình. Các kỳ thi rất khắt khe và sự lựa chọn tỉ mỉ đến mức có thể so sánh với tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường đại học trọng điểm hiện đại.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, sự cạnh tranh trong các kỳ thi triều đình đặc biệt khốc liệt, hàng trăm nghìn tú tài tranh giành chỉ 20.000 suất, khiến tỷ lệ trúng tuyển của tú tài trên khắp Trung Quốc lúc bấy giờ thấp hơn rất nhiều so với trước đó.
So với học sinh cấp ba hiện đại chỉ cần học ba năm kiến thức sách giáo khoa, con đường học tập của tú tài là một chặng đường dài và đầy chông gai. Thứ họ phải nghiên cứu không chỉ là tuyển tập các tác phẩm kinh điển và lịch sử mà còn cả thiên văn học, địa lý và các trường phái tư tưởng khác nhau. Những kiến thức sâu sắc này cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần và nghiên cứu mới có thể hiểu hết được.
Tú tài thời xưa có địa vị cao trong xã hội. Họ không chỉ là những người truyền bá kiến thức mà còn là những tấm gương đạo đức. Ở địa phương, họ giữ chức vụ giảng dạy và truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ sau, do đó rất được kính trọng. Điều này cũng tương tự như nghề dạy học hiện đại. Từ góc độ này, chúng ta có thể so sánh tú tài với những người có bằng thạc sĩ thời nay.
Tuy nhiên, các kỳ thi của triều đình xưa có yêu cầu cực kỳ cao về tài năng văn chương và kỹ năng viết. Đây là lý do tại sao các tú tài phải đọc số lượng lớn các bài văn cổ và nghiên cứu sâu về kỹ thuật viết.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, độ tuổi trung bình của một tú tài đỗ đạt là khoảng 24. Xét về số lượng và độ khó kiến thức mà họ cần phải nắm vững, con số này gần như có thể nói là một kỳ tích. Ngược lại, kỳ thi tuyển sinh đại học hiện đại tập trung nhiều hơn vào việc vận dụng kiến thức sách giáo khoa và khả năng giải quyết các vấn đề khách quan mà không đặt nặng vấn đề thành tựu văn học.
Điều đáng nói là các tú tài thời xưa cần phải đi sâu vào các tác phẩm kinh điển của Nho giáo khi chuẩn bị cho kỳ thi, việc nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực kiến thức nhất định này cũng tương tự như giáo dục sau đại học hiện đại. Vì vậy, chúng ta thậm chí có thể so sánh tú tài cổ xưa với các chuyên gia cấp cao có bằng tiến sĩ.
Tóm lại, tú tài chắc chắn là những nhân tài xuất chúng được chọn ra từ hàng trăm nghìn người. Những nỗ lực và kiến thức của họ, ở một phương diện nào đó còn vượt xa sinh viên đại học hiện đại. Do vậy họ chiếm một vị trí then chốt trong hệ thống chính trị thời bấy giờ.
Chương trình “Giao lộ thời gian” với những màn đổi hit ấn tượng của các nghệ sĩ nhiều thế hệ sẽ trở lại với khán giả truyền hình vào tối thứ bảy tuần thứ 2 và tuần thứ 4 mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 15/7.
Kế thừa và phát triển những nét đặc sắc tạo nên dấu ấn trong 2 mùa trước, mùa 3 của Giao lộ thời gian sẽ mang đến sự đột phá trong phong cách âm nhạc và hình thức trình diễn.
Lựa chọn những ca khúc “vang bóng một thời” là điểm nhấn chính, chương trình sẽ là sự giao thoa giữa nhiều bản nhạc xưa cùng loạt ca khúc hiện đại trong các bản phối đặc biệt. Những ca khúc tưởng chừng như đã quen thuộc sẽ được khoác lên mình thanh âm mới bởi bàn tay biến tấu tài ba của Giám đốc âm nhạc Dương Cầm.
“Giao Lộ Thời Gian không chỉ đặt ra thử thách cho các ca sĩ mà còn là bài toán khó với chính Giám đốc âm nhạc. Tiêu chí đặt ra của phiên bản mới là làm thế nào để những ca khúc dù hiện đại hay đã quen thuộc với nhiều thế hệ đều phải khác biệt hơn so bản gốc cũng như phù hợp từng ca sĩ thể hiện. Chính vì thế mà trong mùa 3 này, những bản nhạc xưa cùng ca khúc đương đại sẽ có sự kết hợp đặc biệt, tạo cảm hứng cho khán giả ở mọi lứa tuổi khi thưởng thức âm nhạc", nhạc sĩ Dương Cầm, Giám đốc âm nhạc của chương trình cho biết.
Điểm thú vị của Giao Lộ Thời Gian mùa 3 nằm ở ba gương mặt nghệ sĩ trẻ Phạm Đình Thái Ngân, Nhật Thủy (Quán quân Vietnam Idol 2014) và Quỳnh Anh (Á quân Sao Mai 2019).
Đây sẽ là ba “sứ giả” âm nhạc xuất hiện xuyên suốt trong tất cả số phát sóng mùa 3 của chương trình. Những câu chuyện kể bằng giai điệu thuộc nhiều chủ đề sẽ được các nghệ sĩ truyền tải đến khán giả một cách sống động, mang đậm tinh thần tuổi trẻ.
Nhân tố hấp dẫn khiến khán giả phải chờ đợi đến mỗi số của chương trình chính là những giọng ca nổi tiếng, theo đuổi đa dạng dòng nhạc và phong cách biểu diễn như Võ Hạ Trâm, Thanh Duy Idol, Hà Lê, Quốc Thiên, Bùi Lan Hương hay Mai Tiến Dũng…
Đến với Giao Lộ Thời Gian mùa 3, các nghệ sĩ sẽ vượt qua giới hạn của bản thân để thăng hoa cùng những ca khúc đã ăn sâu vào tâm trí khán giả nhưng nay được “thay màu áo mới” bằng những bản phối phá cách.
Đặc biệt chỉ có ở mùa 3, loạt nhân vật khách mời ngồi ghế bình luận như NSƯT Chí Trung, NSƯT Trần Lực hay những nghệ sĩ, KOLs có tình yêu mãnh liệt dành cho dòng nhạc xưa sẽ cùng host của chương trình - MC Đinh Tiến Dũng - chia sẻ cảm nhận khi thưởng thức những ca khúc bất hủ, qua cách cảm nhận và thể hiện của những nghệ sĩ trẻ.
Số đầu tiên của “Giao lộ thời gian” mùa 3 với sự góp mặt của ca sĩ Thanh Duy sẽ lên sóng vào 20 giờ thứ Bảy, ngày 15/7 trên FPT Play.