Trực tiếp phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc đang có những bước phát triển vô cùng vững chắc với những thành công rực rỡ. Để bắt kịp với những cơ hội phát triển mang tính toàn cầu hiện nay, USTH đã và đang phát triển chương trình Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc hiện đại và nâng cao.
Trực tiếp phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc đang có những bước phát triển vô cùng vững chắc với những thành công rực rỡ. Để bắt kịp với những cơ hội phát triển mang tính toàn cầu hiện nay, USTH đã và đang phát triển chương trình Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc hiện đại và nâng cao.
Thế kỉ 21 được gọi là thế kỷ của Công nghệ sinh học khi các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến yếu tố ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vaccine, dược phẩm; tạo ra sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi; tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị hoạt hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ sinh học đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cả nước, hiện có khoảng hơn 500 trung tâm, công ty, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Sinh học và Công nghệ sinh học. Hàng năm có nhiều đơn vị được thành lập mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra, nhiều tập đoàn, công ty ở các lĩnh vực công nghệ khác trên thế giới (Facebook, Apple, Toshiba, Fujitsu...) và Việt Nam (VinGroup, FPT...) đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư có liên quan đến ngành này. Do đó, thị trường lao động của ngành luôn cực kỳ tiềm năng và có tính cạnh tranh cao.
Hàng năm, có rất nhiều suất học bổng du học sau đại học dành cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học đến từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hàn, Canada, Hà Lan ...
Để có thể học tốt và thành công trong ngành Công nghệ sinh học, bạn cần có những tố chất sau:
Với những điều trình bày ở trên, có lẽ bạn đã biết được tiềm năng phát triển nghề nghiệp với ngành Công nghệ sinh học. Nếu vẫn còn phân vân mình có phù hợp với ngành này không, bạn có thể tham gia Chương trình giáo dục hướng nghiệp cùng Rightpath.edu.vn hoàn toàn miễn phí để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ khai phá bản thân và định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn nhé.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN --------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Nghệ An, ngày 09 tháng 12 năm 2021
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN KHÓA XVIII KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 8558/TTr-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
1. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; thay thế Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đối với các trường hợp đang thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì tiếp tục được hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND đến hết thời hạn theo quy định./.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 (Kèm theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025.
a) Các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, tổ chức, cộng đồng dân cư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với các chính sách: Hỗ trợ phát triển cây chè, cây ăn quả; giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt; xây dựng nhà lưới (màng); sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh; hỗ trợ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; tạo giống bò, cải tiến giống trâu; tiêm phòng gia súc, gia cầm; chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn, gà; trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa; kinh phí xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng; nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; sản xuất muối; tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ làm thức ăn chăn nuôi; máy nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn;
b) Các đơn vị có chức năng bảo vệ quỹ gen, phát triển nguồn lợi thủy sản; thụ tinh nhân tạo lợn;
c) Các hợp tác xã, tổ hợp tác đối với các chính sách: máy nông nghiệp; phát triển hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng nhà lưới (màng); hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn;
d) Các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh/doanh nghiệp, làng nghề đối với các chính sách: hỗ trợ mua máy thu hoạch mía; sản xuất giống mía mới; xây dựng nhà lưới (màng); kinh phí xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ) Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Sở NN và PTNT), Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương;
e) Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung UBND cấp huyện);
g) Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã);
h) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư các nội dung chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ một lần kinh phí sau khi hoàn thành, được các cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu theo quy định tại Điều 47, Điều 48 của Quy định này.
2. Đối với các nội dung chính sách có quy định hỗ trợ theo thời gian, thì thực hiện hỗ trợ theo khối lượng hoàn thành từng năm cho đến hết thời hạn.
3. Trong trường hợp cùng một nội dung hỗ trợ và cùng một đối tượng thụ hưởng được quy định tại nhiều chính sách thì được chọn một chính sách phù hợp nhất.
ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 3. Chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt
1. Cây chè, cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối)