Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km[1][2].
Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km[1][2].
Việt Nam hy vọng có thể nhanh chóng truy quét và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ trước khi mùa khô 1979-1980 kết thúc, nhưng tàn quân Khmer Đỏ đã phân tán rải rác trong các trại tị nạn dọc biên giới Thái Lan-Campuchia.[64]
Tổ chức cứu trợ khẩn cấp Campuchia của Mỹ, dựa vào đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, đã nuôi dưỡng và hỗ trợ Khmer Đỏ để tiếp tục chống lại chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Dưới sức ép của Mỹ, Chương trình Lương thực thế giới đã cung cấp lương thực cho 20.000 đến 40.000 lính Khmer Đỏ. Suốt một thập kỷ sau đó, cơ quan tình báo quân đội Mỹ đã giúp Khmer Đỏ do thám qua vệ tinh, đồng thời các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Anh hướng dẫn quân Khmer Đỏ đặt hàng triệu quả mìn bộ binh khắp miền Tây Campuchia.[65]
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng dùng quyền của mình ở Liên Hợp Quốc để giữ ghế đại diện cho Khmer Đỏ. Chính quyền Pol Pot dù chỉ còn là một nhóm du kích trong rừng nhưng lại được coi là đại diện hợp pháp duy nhất của Campuchia.
Trung Quốc tích cực hỗ trợ Khmer Đỏ với ngân khoản 80 triệu đôla hàng năm, và vận động Hoa Kỳ viện trợ cho các phe đối lập.[66] Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành cấm vận kinh tế với Việt Nam, và từ khi quân Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh, hủy bỏ đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ và đồng minh gây áp lực để cả Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới ngưng các khoản vay cho Việt Nam và Campuchia.[67]
Thái Lan đồng ý cho lực lượng Khmer Đỏ thiết lập căn cứ tại vùng biên giới. Để hỗ trợ Khmer Đỏ, liên minh không chính thức giữa Trung Quốc và Thái Lan đã thiết lập một tuyến đường bí mật trên đất Thái tiếp tế cho Khmer Đỏ. Tàu Trung Quốc chở vũ khí đạn dược đến các cảng Sattahip và Klong Yai, từ đó, quân đội Thái Lan chuyển hàng đến cho các trại đóng quân của Khmer Đỏ dọc theo biên giới Thái Lan - Campuchia. Sứ quán Trung Quốc tại Bangkok phối hợp với các thương gia người Thái gốc Hoa cùng quân đội Thái chịu trách nhiệm cung cấp lương thực, thuốc men và hàng dân dụng cho Khmer Đỏ. Đổi lại, Trung Quốc trả phí vận chuyển cho quân đội Thái và cho phép quân đội Thái giữ lại một phần vũ khí. Trung Quốc cũng chuyển giao cho Thái Lan công nghệ chế tạo vũ khí chống tăng với điều kiện một phần sản lượng sẽ được chuyển cho Khmer Đỏ.
Ngoài hỗ trợ khổng lồ mà Bắc Kinh dành cho Khmer Đỏ, Trung Quốc cũng cung cấp viện trợ cho các phe phái đối lập khác ở Campuchia như KPNLF. Nhờ đó, lực lượng quân sự của các phái này có lúc đã phát triển lên gần 30 ngàn. Lực lượng Việt Nam vừa phải chống lại Khmer Đỏ vừa phải chống lại quân đội của các phe phái đối lập này.
Nhờ có sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các căn cứ do Thái Lan cung cấp, từ tình trạng chỉ còn là những nhóm du kích hồi cuối năm 1979, đến cuối năm 1980 lực lượng Khmer Đỏ đã hồi phục sức mạnh, với quân số tăng lên khoảng 20.000 tới 40.000. Đến cuối năm 1981, chiến tranh du kích của Khmer Đỏ thực hiện tại Campuchia đã lan rộng mạnh mẽ tại những khu vực rộng lớn.
Hiệp định có tên đầy đủ là Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột Campuchia. Tham gia hiệp định gồm Úc, Brunei, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam và Nam Tư, đại diện Tổ chức quốc tế có Liên Hợp Quốc.
Hiệp định có 9 chương, 32 điều. Nội dung cơ bản bao gồm[81]:
1. Về mặt nội bộ của Campuchia: Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia trao tất cả quyền lực cần thiết cho Liên Hợp Quốc thi hành hiệp định
Sau khi Việt Nam rút quân, ngày 16 tháng 3 năm 1992, Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC), dưới đại diện đặc biệt UNSYG Yasushi Akashi và Trung tướng John Sanderson, đã tới Campuchia để bắt đầu thực hiện kế hoạch hòa giải của Liên Hợp Quốc, kế hoạch này đã được ký kết nhờ kết quả của Hội nghị Paris năm 1991. Cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức vào năm 1993. Đảng Campuchia Dân chủ (PDK) (lúc này chỉ còn kiểm soát 6% dân số Campuchia) đã cản trở người dân tham gia.
Hoàng thân Norodom Ranariddh thuộc đảng bảo hoàng Funcinpec là người nhận số phiếu bầu cao nhất với 45,5% phiếu bầu, chiếm 58 ghế quốc hội, tiếp đến là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen (nguyên là Đảng cộng sản Campuchia) do Việt Nam hậu thuẫn chiếm 51 ghế. Funcinpec đã phải đàm phán để liên hiệp với Đảng Nhân dân Campuchia do Hun Sen lãnh đạo.[82]
Một cố gắng ám sát Hun Sen đã được tiến hành vào năm 1996 bởi hai kẻ bắn tỉa bắn vào xe của ông ở thành phố Kandal. Hun Sen bình yên vô sự và tiếp tục từ tư dinh của ông ở Takhmau tới điện Chamcarmon ở Phnôm Pênh. Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khmer Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh, Hun Sen đã quyết định ra tay trước để loại bỏ nguy cơ Khmer Đỏ quay lại. Từ ngày 5-6/7/1997 đã xảy ra cuộc xung đột ngay tại Thủ đô Phnôm Pênh. Với sự hỗ trợ từ các cố vấn quân sự Việt Nam, CPP đã dùng lực lượng quân sự đập tan nhóm FUNCINPEC.
Ngày 10/7/1997, ASEAN đã quyết định hoãn lại việc kết nạp Campuchia. Đứng trước tình hình này, Việt Nam đã chủ động tiến hành các hoạt động nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa để Campuchia sớm được gia nhập ASEAN, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Phnôm Pênh. Trong một nỗ lực khác, Việt Nam đã tích cực vận động và thuyết phục những nước có quan điểm thận trọng (Thái Lan, Singapore, Philipines) chấp nhận kết nạp Campuchia vào ASEAN. Việt Nam đã chuẩn bị trước tài liệu "Lễ kết nạp Campuchia vào ASEAN" và phân phát tài liệu này tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN (SOM) ngày 8/12/1998. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia, phía Việt Nam đã mời Thủ tướng Hunsen sang thăm chính thức Việt Nam vào ngày 13/12, hai ngày trước khi Hội nghị cấp cao lần thứ VI khai mạc, nhằm giúp Campuchia vận động và thuyết phục các nước.
Trong cuộc bầu cử tháng 7/1998, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen giành thắng lợi. Hun Sen đã triển khai một chiến lược mới nhằm ly gián những đơn vị Khmer Đỏ còn lại bằng cách khuyến khích những lãnh đạo hàng đầu rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía chính phủ. Quân số Khmer Đỏ giảm xuống còn 4.000 quân vào năm 1993 và chỉ còn khoảng 1.000 quân năm 1997. Khieu Samphan và Nuon Chea quy hàng Chính phủ Campuchia vào tháng 12/1998, Khmer Đỏ chính thức kết thúc tồn tại. Các lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống cũng lần lượt bị bắt giam và bị tòa án quốc tế xét xử vì phạm những tội ác chiến tranh.
Theo nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bản chất của các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam do Khmer Đỏ là các đợt xâm lược khác nhau. Năm 1979, Việt Nam tiến hành chiến dịch phản công. Cơ sở pháp lý của Việt Nam trong xung đột với Campuchia (1978-1990) đã thể hiện rõ rằng đây là một cuộc phản kích tự vệ khi bị xâm lược, đặc biệt Khmer Đỏ đã tấn công các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam và gây ra Thảm sát Ba Chúc trước khi Việt Nam phản kích.[83] Việt Nam đã thực hiện các quyền tự vệ chính đáng khi bị tấn công được ghi trong Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây còn là cuộc giải cứu nhân đạo của Việt Nam nhằm giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra. Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở Campuchia trong 10 năm để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước.[84] Hành động của Việt Nam xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng, trách nhiệm quốc tế cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm.[85] Sự đóng góp, hy sinh của Việt Nam tại Campuchia vừa vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vừa với tinh thần quốc tế trong sáng và cao cả.[86]
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia coi phiên toàn Xét xử những tội ác của Khmer Đỏ là minh chứng rõ nét rằng việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người chứ không phải là hành vi xâm lược mà phía tiến hành hành động xâm lược là Khmer Đỏ và nạn nhân bị xâm lược là Việt Nam.[85][87][88][89] Ngay cả Thủ tướng Hun Sen cũng thừa nhận Việt Nam đã cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng[90] và việc quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia là theo yêu cầu của chính quyền mới[91][92]