Chèo thuyền thoả thích với: Thuyền Sup, thuyền Kayak, thuyền thúng, thuyền ống, thuyền Cano...
Chèo thuyền thoả thích với: Thuyền Sup, thuyền Kayak, thuyền thúng, thuyền ống, thuyền Cano...
Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.
Vui lòng đợi trong giây lát!...
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
1.2.1. Thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái
Giới nghiên cứu Việt Nam thường nhắc đến khái niệm thẩm mĩ sinh thái, tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm nào hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu Âu Mĩ thường sử dụng thuật ngữ “aesthetics”, trong khi đó, các học giả Việt Nam và Trung Quốc đồng thời sử dụng hai thuật ngữ “thẩm mĩ sinh thái” và “mĩ học sinh thái”. Về thẩm mĩ sinh thái, học giả Cheng XiangZhan trong bài viết Luận về bốn điểm cốt
lõi của thẩm mĩ sinh thái cho rằng: “Thẩm mĩ sinh thái được hiểu như một
khái niệm thẩm mĩ mới, nó ngược lại với thẩm mĩ phi sinh thái. Nó là phương thức thẩm mĩ và quan niệm thẩm mĩ nhằm ứng phó với nguy cơ
sinh thái toàn cầu, lấy luân lí học sinh thái làm cơ sở tư tưởng, dựa vào tri
thức sinh thái khơi gợi tưởng tượng và kích thích cảm xúc, để khắc phục thẩm mĩ thiên về con người. Cần đặc biệt nhấn mạnh là, giữa thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái tồn tại khác biệt cơ bản - ở một mức độ nào đó có thể nói, quá trình xây dựng lí thuyết về thẩm mĩ sinh thái cũng chính là quá trình phân tích sự khác biệt giữa thẩm mĩ sinh thái với thẩm mĩ
truyền thống”(thẩm mĩ coi con người là trung tâm)[1, tr120].
Trong bài viết này, Cheng XiangZhan cũng đã chỉ ra và phân tích bốn điểm chính của thẩm mĩ sinh thái. Đó là:
1. Từ bỏ hoàn toàn mô hình thẩm mĩ chủ - khách nhị phân truyền thống, đối lập con người và thế giới, thay vào đó là mô hình “thẩm mĩ giao dung” đem con người và thế giới dung hợp làm một.
2. Thẩm mĩ sinh thái là hoạt động thẩm mĩ lấy luân lí học sinh thái làm cơ sở, là sự cải tạo sinh thái và tăng cường mối quan hệ giữa luân lí và thẩm mĩ trong lí luận mĩ học truyền thống, ý thức sinh thái là điều kiện tiền đề tất yếu của thẩm mĩ sinh thái.
3. Thẩm mĩ sinh thái nhất định phải dựa vào tri thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là tri thức sinh thái học gợi ra sự hiếu kì và liên tưởng, tiến tới kích thích tưởng tượng và tình cảm; không có những tri thức sinh thái cơ bản thì không thể nào tiến tới thẩm mĩ sinh thái.
4. Tiêu chuẩn giá trị sinh thái chỉ đạo thẩm mĩ sinh thái là tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh học, tất yếu phải vượt qua tiêu chuẩn đánh giá giá trị của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và “thẩm mĩ thiên về con người”, phản tư và phê bình thiên tính cũng như tập tính thẩm mĩ của chủ nghĩa nhân loại trung tâm.
Đúc kết thành tựu nghiên cứu của giới nghiên cứu phê bình sinh thái Trung Quốc, học giả Việt Nam là Đỗ Văn Hiểu đã tổng kết và chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của thẩm mĩ sinh thái. Đó là: thẩm mỹ sinh thái là thẩm mỹ mang tính tự nhiên; thẩm mỹ sinh thái đề cao nguyên tắc dung nhập; thẩm mỹ sinh thái đề cao tính chỉnh thể.
Trong bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học
mang tính cách tân, Đỗ Văn Hiểu khẳng định: “Thẩm mỹ sinh thái là thẩm mỹ
mang tính tự nhiên, không phải là thông qua đối tượng cụ thể để thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của chủ thể thẩm mỹ. Trong thẩm mỹ sinh thái không tồn tại quan hệ chủ thể - khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết
lập quan hệ chủ thể tương giao với đối tượng thẩm mỹ”. [13, tr5] Như vậy
thẩm mĩ sinh thái từ bỏ quan niệm về mối quan hệ nhị phân chủ thể - khách thể (con người - tự nhiên). Thay vào đó là mối quan hệ con người và tự nhiên tương giao tương dung.
Đặc trưng thứ hai của thẩm mĩ sinh thái là tính chỉnh thể. Về đặc trưng này, trong bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng văn học mang tính cách
tân, Đỗ Văn Hiểu viết: “... thẩm mỹ sinh thái đề cao tính chỉnh thể, không chỉ quan tâm đến đối tượng thẩm mỹ đơn nhất, mà còn đặt nó vào trong hệ thống tự nhiên, từ đó khảo sát ảnh hưởng của nó đối với chỉnh thể sinh thái. Tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp của thẩm mỹ sinh thái cũng khác so với truyền thống. Đối với thẩm mỹ sinh thái, cái gì có lợi cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái mới là Đẹp; phá hoại chỉnh thể, phá hoại sự ổn định sinh thái sẽ bị
Cuối cùng là nguyên tắc dung nhập: Là sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Con người quên đi bản ngã để đắm mình vào thiên nhiên, coi mình với thiên nhiên là một: “Thẩm mỹ sinh thái yêu cầu tinh thần và thể xác thấu nhập vào tự nhiên, có lúc, thậm chí còn phải quên đi bản ngã, hòa với tự nhiên làm một. Muốn thực sự dung nhập vào tự nhiên, đặc biệt là muốn trong sự dung nhập đó cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của tự nhiên thì trước hết phải quên đi bản ngã của mình. Quên đi bản ngã để cảm nhận tự nhiên chính là
một phương thức của thẩm mỹ sinh thái.” [13, tr6]
Có thể thấy, thẩm mĩ sinh thái giúp con người nhận ra sai lầm trong quan điểm nhân loại trung tâm - quan niệm coi con người là thước đo của vạn vật, con người có quyền ngự trị giới tự nhiên, tuyệt đối hóa vai trò của con người trong vũ trụ. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là hạ thấp con người để độc tôn tự nhiên mà nó chỉ ra những hành động xâm hại của con người vào tự nhiên từ đó cảnh tỉnh để con người có ý thức, trách nhiệm cải thiện mối quan hệ hài hòa, cộng sinh, cộng hưởng với tự nhiên. Điều này góp phần giúp con người có cái nhìn bình đẳng, tôn trọng vạn vật.
Ngược lại với thẩm mĩ sinh thái là thẩm mĩ phi sinh thái. Thẩm mĩ phi sinh thái chính là thẩm mĩ đặt thiên nhiên trong mối quan hệ nhị phân với con người, là quan niệm thẩm mĩ lấy nhân loại làm trung tâm, cho phép nhân loại có mọi quyền lực đối với tự nhiên, có quyền coi thiên nhiên là “công cụ biểu hiện, ám thị, tượng trưng”, coi thiên nhiên là khách thể.
Theo nhà nghiên cứu Trần Hải Yến: “Thẩm mỹ sinh thái và thẩm mỹ phi sinh thái được phân định ranh giới bởi nguyên tắc mỹ học. Trong truyền thống, trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm, đối tượng thẩm mỹ tự nhiên chỉ được coi là phông nền, phương tiện, biện pháp, kí hiệu, vật đối ứng, công cụ biểu hiện, ám thị, tượng trưng… cho thế giới nội tâm, đặc trưng cho nhân cách của con người. Phê bình sinh thái chủ trương không
dùng con mắt công cụ, công lợi để đối đãi đối tượng thẩm mỹ tự nhiên”[36]
Nói tóm lại, quan niệm thẩm mĩ “nhân loại trung tâm”, coi thiên nhiên là công cụ của con người chính là quan niệm thẩm mĩ phi sinh thái.
Tận hưởng không gian ấm cúng và có những bữa ăn ngon miệng bên người thân và gia đình.