Căn cứ tại tiết 3.3, Tiểu mục 3, Mục I Phần 1 Hướng dẫn Phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:
Căn cứ tại tiết 3.3, Tiểu mục 3, Mục I Phần 1 Hướng dẫn Phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật như sau:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, để biết mức độ nặng nhẹ của người khuyết tật thì căn cứ vào quy định trên bạn nhé, trong luật đã nêu rõ ràng chi tiết về người khuyết tật nặng là như thế nào người khuyết tật đặc biệt nặng ra sao. Cho nên, bạn căn xét vào để xem xét mình thuộc mức độ nào bạn nhé.
Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
– Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
– Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
– Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên đã thấy rằng người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật tặng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bạn nhé. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật hàng tháng danh cho gia đình có người khuyết tật, người nhận nuôi dưỡng.
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về mức hỗ trợ, từ 01/7/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên 360.000 đồng/tháng (thay vì 270.000 đồng/tháng như quy định trước đây). Theo đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 20, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
– 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;
– 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Căn cứ Điều 9, người khuyết tật thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Email: [email protected]
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Căn cứ Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
+ Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
+ Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
– Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
+ Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
Theo quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật thì Người khuyết tật nặng đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng.
- Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi là một phẩy năm (1,5).
- Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình là một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng.
Như vậy, nếu chị bạn nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì đồng thời được hưởng hai chế độ nêu trên.
Tại Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. Tại Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định người tham gia BHYT theo đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng thuộc nhóm 1 có thứ tự xếp trên người tham gia BHYT theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc nhóm 3. Tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất. Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp công ty ký hợp đồng lao động với người khuyết tật, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT theo nhóm 1 (do người lao động và người sử dụng lao động đóng) thì công ty lập hồ sơ đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT đối với người khuyết tật theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để người lao động được cấp thẻ với mức quyền lợi hưởng BHYT đối với người khuyết tật, thẻ BHYT đã cấp theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trước đó sẽ không còn giá trị sử dụng. Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật thì người lao động khuyết tật không bị cắt trợ cấp xã hội hàng tháng. Khi người lao động khuyết tật nghỉ việc, công ty lập hồ sơ báo giảm lao động theo quy định, người lao động khuyết tật sẽ khai báo với UBND cấp xã để lập danh sách gửi cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Đề nghị công ty liên hệ cơ quan BHXH nơi công ty đóng BHXH để được hướng dẫn cụ thể