Trước thực trạng đó, việc bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam đã được quan tâm hơn và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó, có những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những lỗ hổng pháp lý, nâng cao khung hình phạt. Để bảo vệ các cá thể hổ hoang dã còn sót lại tránh khỏi nạn săn bắn, buôn bán trái pháp luật, Việt Nam đã đưa Hổ Đông Dương vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP - cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của từ một cá thể hổ Đông Dương sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với án phạt lên đến 15 năm tù giam.
Trước thực trạng đó, việc bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam đã được quan tâm hơn và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó, có những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những lỗ hổng pháp lý, nâng cao khung hình phạt. Để bảo vệ các cá thể hổ hoang dã còn sót lại tránh khỏi nạn săn bắn, buôn bán trái pháp luật, Việt Nam đã đưa Hổ Đông Dương vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP - cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của từ một cá thể hổ Đông Dương sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với án phạt lên đến 15 năm tù giam.