Các Level Tiếng Anh Cambridge

Các Level Tiếng Anh Cambridge

Thiết kế & Lập trình bởi DigiWeb

Thiết kế & Lập trình bởi DigiWeb

Cấp độ tiếng anh Cambridge dành cho trẻ em

Các cấp độ tiếng Anh của Cambridge dành cho trẻ em được chia làm ba cấp độ chính gồm các bài thi chứng chỉ Starters, Movers và Flyers được xếp theo trình tự từ cơ bản đến nâng cao.

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Starters:

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Movers:

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Flyers:

Khi bạn đã tìm hiểu về các chứng chỉ Cambridge, có thể bạn sẽ quan tâm đến các tài liệu học tiếng Anh khác, như English Pronunciation In Use. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về sách và các tài liệu hỗ trợ phát âm, giúp bạn phát triển kỹ năng nói tiếng Anh một cách hiệu quả.

CAE (Certificate in Advanced English) – Trình độ nâng cao (C1):

CAE là kỳ thi dành cho những người đã có kiến thức tiếng Anh ở mức độ cao tương đương C1 trong CEFR. Cấp độ CAE cho thấy thí sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách chính xác, linh hoạt, và tự tin trong các tình huống phức tạp.

Các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có thời hạn bao lâu?

Các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có thời hạn vô thời hạn, tức là sau khi bạn đạt được chứng chỉ, nó sẽ không hết hạn. Chứng chỉ này cho thấy khả năng của bạn trong tiếng Anh tại một thời điểm cụ thể.

Các tổ chức cá nhân như trường đại học, người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và cơ quan chính phủ có thể chọn thời gian chấp nhận kết quả. Một số trường sẽ chỉ chấp nhận các chứng chỉ được cấp trong vòng 2 hoặc 3 năm qua. Vì vậy các bạn cần tìm hiểu kỹ về điều kiện tiếng Anh khi du học, xin thị thực hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.

Nếu bạn có dự định xin thị thực vì mục đích du học, làm việc tại các nước nói tiếng Anh. Tốt hơn hết nên thi chứng chỉ Cambridge trước khi làm hồ sơ không quá lâu để đảm bảo khả năng thành công.

Chứng chỉ Cambridge có thể sử dụng trong những trường hợp nào?

Chứng chỉ Cambridge có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm:

Đi du học: Chứng chỉ Cambridge được công nhận và chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, nên nó rất hữu ích để đi du học tại các quốc gia nói tiếng Anh.

Việc làm: Có chứng chỉ Cambridge sẽ giúp bạn cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động, đặc biệt trong các công ty toàn cầu hoặc các công ty quốc tế.

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh: Tham gia các bài thi chứng chỉ Cambridge, các bạn sẽ được học tập để nâng cao các kỹ năng tiếng Anh. Học sinh có thể phát triển cả kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, giúp bạn tự tin giao tiếp thông qua tiếng Anh trong nhiều tình huống khác nhau.

Đăng ký vào các trường đại học hàng đầu: Nhiều trường đại học tại Việt Nam công nhận chứng chỉ Cambridge khi xét tuyển. Vì vậy những bạn chuẩn bị thi đại học nếu đã đạt được chứng chỉ Cambridge từ trung cấp trở lên có thể tự tin khi đăng ký vào các trường đại học danh tiếng.

Nâng cao khả năng giao tiếp quốc tế: Chứng chỉ Cambridge được coi là một chuẩn mực quốc tế cho việc đánh giá kỹ năng tiếng Anh. Việc có chứng chỉ này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp và giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài, thuận tiện khi du lịch hoặc làm việc với người nước ngoài.

Có thể quy đổi các cấp độ tiếng Anh Cambridge ra những thang điểm khác như IELTS, CEFR hay không?

Thang điểm tiếng Anh Cambridge được sử dụng để đánh giá khả năng thành thạo tiếng Anh của thí sinh thông qua bài kiểm tra. Thang điểm này được xây dựng để bổ sung cho Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Điểm số cung cấp sự hiểu biết chi tiết về trình độ của ứng viên dự thi. Nhiều tổ chức quốc tế công nhận sự quy đổi từ chứng chỉ Cambridge sang thang điểm của các bài kiểm tra tiếng Anh khác. Vì vậy có thể kết luận rằng có thể quy đổi các cấp độ tiếng Anh Cambridge ra những thang điểm khác như IELTS, CEFR.

Lưu ý rằng nếu bạn muốn sử dụng chứng chứng chỉ Cambridge để ứng tuyển vào đại học hoặc cho công việc, bạn cần tìm hiểu xem những nơi bạn chọn có chấp nhận quy đổi điểm không nhé. Nếu không chấp nhận vậy bạn phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của đơn vị đó.

PET (Preliminary English Test) – Trình độ trung cấp (B1):

PET là bước tiếp theo sau KET, dành cho những người đã có kiến thức tiếng Anh ở mức độ sơ cấp. Đạt được chứng chỉ này trong các cấp độ tiếng Anh Cambridge tương đương với trình độ tiếng Anh trung cấp. Các khóa luyện thi PET thích hợp cho những người muốn cải thiện và mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh.

Câu hỏi thường gặp về Chứng chỉ Năng lưc giảng dạy tiếng Anh

Bạn có thể tìm kiếm thông tin CELTA tại đây

Bạn có thể tìm kiếm thông tin về Delta tại đây

Bài thi CELTA không quy đổi tương đương sang Khung CEFR được bởi vì CEFR được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả và CELTA không phải là ngoại ngữ, mà là năng lực giảng dạy.

Mặc dù thường chỉ có những thí sinh đã đạt C2 hoặc hạng A, B của C1 theo CEFR mới dự thi CELTA nhưng tiếng Anh Cambridge không yêu cầu thí sinh đạt được bất kỳ chứng chỉ tiếng Anh nào để đăng ký dự thi CELTA.

Việc có thừa nhận hay không các  thí sinh không có chứng chỉ giáo dục chính quy ở các cấp độ nêu trên là tùy theo quyết định của hội đồng thi. Trong trường hợp này, thí sinh sẽ được nhận nếu thí sinh có thể chứng minh được họ có khả năng hoàn thành được khóa học thành công.

CELTA hiện tại được đánh giá bởi Tổ chức kiểm định Ofqual (Cơ quan văn bằng và kiểm định khảo thí Vương quốc Anh) thuộc Cấp 5 trên Khung Quy định Chứng chỉ (RQF) và tương đương 30 tín chỉ.

Cấp 5 công nhân những cá nhân đặc biệt xuất sắc trong việc nghiên cứu và phân tích chi tiết về thông tin, kiến thức cấp cao trong lĩnh vực học thuật.

Cấp độ này tương đương với văn bằng giáo dục đại học. Tuy nhiên không thể so sánh trực tiếp cả hai với nhau bởi vì sự khác nhau về nội dung.

Theo Quyết định số 501/1821/2 của Ofqual và bạn có thể đăng ký với Ofqual ở đây

Delta hiện tại được đánh giá bởi Tổ chức kiểm định Ofqual (Cơ quan văn bằng và kiểm định khảo thí Vương quốc Anh) thuộc Cấp 7 trên Khung Quy định Chứng chỉ (RQF) và tương đương 60 tín chỉ.

Cấp 7 cho thấy trình độ thành thạo về terms of content

Theo Quyết định số 600/2402/1 của Ofqual. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây.

Tùy theo quyết định của trường học, tổ chức mà thí sinh ứng tuyển.

Trong qua khứ, CELTA được đánh giá đạt Cấp 4 theo Khung Chứng chỉ Quốc gia (NQF) bởi Ofqual.

CELTA đã được đánh giá lại và đạt Cấp 5 vào tháng 8 năm 2009.

Độ khó bài thi không có sự thay đổi. Kết quả bài thi trước khi thay đổi thành Cấp 5 vẫn được xem là tương đương với kết quả sau khi thay đổi.

CELTA thay đổi từ khung NQF sang Khung Chứng chỉ và Tín chỉ (QCF), và được đánh giá là Cấp 5.

Tháng 1 năm 2018, cả NQF và QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá CELTA đạt Cấp 5.

Trong quá khứ, Delta được Ofqual đánh giá Cấp 5 trên NQF.

Năm 2006, Delta được đánh giá lại Cấp 6 trên NQF do thay đổi về các hệ thống xếp hạng của NQF chứ không phải cấp độ bài thi.

Delta được đánh giá Cấp 7 sau khi chuyển từ NQF sang QCF.

Tháng 1 năm 2018, cả NQF và QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá  Delta đạt Cấp

Kết quả Delta trước năm 2006 vẫn được xem là tương đương với kết quả ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù chỉ có các thí sinh đã đạt C2 hay hạng A, B của C1 mới dự thi nhưng không có bất kỳ yêu cầu nào về việc thí sinh phải đạt chứng chỉ nào mới được tham dự CELTA.

Nếu thí sinh không có chứng chỉ đề cập ở trên, hội đồng thi vẫn chấp nhận nếu thí sinh có thể chứng mình họ hoàn thành được khóa học thành công.

Chứng chỉ dạy ngoại ngữ là tiếng Anh cho người lớn (CTEFLA) là chứng chỉ đầu tiên mà Hội đồng Khảo thí Cambridge đưa ra. Bài thi được thiết kế cho người có ít hoặc không có kinh nghiệm giảng dạy. Sau đó, CELTA đã thay thế CTEFLA.

CTEFLA không được thiết kế dựa theo một khung chuẩn nào cả nhưng có thể so sánh được với CELTA.

CELTA được đánh giá Cấp 5 trên Khung QCF của Anh.

Tháng 1 năm 2018, QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá CELTA đạt Cấp 5.

Theo quy định, cấp độ này tương đương năm 2 bằng cử nhân, tuy nhiên không thể so sánh trưc tiếp vì sự khác nhau trong nội dung và mục đích.

Văn bằng dạy ngoại ngữ là tiếng Anh cho người lớn (DTEFLA) được Hội đồng Khảo thí Cambridge đưa ra trước đây. Hiện tại Delta đã thay thế DTEFLA.

DTEFLA không được thiết kế dựa theo một khung chuẩn nào cả và không quy đổi tín chỉ nhưng có thể so sánh được với Delta. Delta được đánh giá Cấp 7 trên Khung QCF của Anh bởi Ofqual.

Tháng 1 năm 2018, QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá Delta đạt Cấp 5.

Theo quy định, cấp độ này tương đương bằng thạc sĩ hoặc văn bằng chuyên ngành, tuy nhiên không thể so sánh trưc tiếp vì sự khác nhau trong nội dung và mục đích.

TKT không được Ofqual đánh giá hay xếp loại nên không thuộc khung RQF.

Không thể so sanh RQF và CEFR được 2 khung này đánh giá đối tương khác nhau.

RQF đánh giá bằng hệ thống tín chỉ và công nhận bằng tín chỉ và cấp độ (từ Entry đến cấp 8). Tín chỉ đánh giá theo số giờ cần thiết để ôn luyện cho 1 đơn vị hay chứng chỉ. Một tín chỉ thường cần 10 giờ học. Truy cập vào trang web của Ofqual để biết thêm thông tin.

CEFR là khung đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ cho người mới bắt đầu A1 cho đến C2. Thông tin chi tiết về CEFR tại đây.

QTS là chứng chỉ dành cho việc giảng dạy ở trường công lập (tiêu học hoặc trung học cơ sở) ở Anh.

CELTA, Delta, CTEFLA, DTEFLA được thiết kế dành cho người muốn dạy tiếng Anh là ngoại ngữ nên nó không phù hợp để dạy ở trường công lập ở Anh. Những chứng chỉ này không thể sử dụng cho QTS cũng như công nhận tại các trường công lập ở Anh. Thông tin chi tiết về QTS có thể xem ở đây.

CELTA và Delta có thể được chấp nhận rộng rãi ở các trường tư thục ở Anh với mục đích tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh là ngoại ngữ. Ngoài ra một số trường đại học cũng chấp nhận chứng chỉ này để dạy tiếng Anh là ngoại ngữ cho người lớn.

Tiếng Anh Cambridge không cung cấp giáo án cùng với chứng chỉ; nhưng có thể cung cấp cho thí sinh kỳ thi Chứng chỉ Năng lực Giảng dạy tiếng Anh một bức thư điện tử có thông tin về nội dung kỳ thi và một bản giáo trình mẫu trên máy tính. Đây có thể được xem là tương đương với giáo án. Bạn có thể chia sẻ nó cùng với chứng chỉ của mình với bất kỳ nơi nào yêu cầu bạn nộp giáo án.

Đối với Delta Module 1 có thể  xác nhận bằng Dịch vụ Xác thực Kết quả, nhưng những kết quả khác thì không.

Các tổ chức có thể làm đơn Xác thực Thủ công ở đây.